Cách Khắc Phục Lỗi Macbook Không kết Nối Được Với Máy In

Macbook gặp vấn đề về lỗi không kết nối được với máy in khiến bạn cảm thấy lo lắng. Bạn đang cần để in tài liệu hay các loại giấy tờ cần thiết mà máy in của bạn gặp trục trặc, không in được khiến bạn cảm thấy rất khó chịu. Khi Macbook không kết nối được với máy in sẽ làm gián đoạn đến quá trình làm việc của bạn, bạn lo lắng vì không biết là lỗi do đâu, lỗi do máy in hay do Macbook của mình. Bài viết sau sẽ giúp các bạn tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết tốt nhất những lỗi này. Các bạn cùng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé!

macbook khong ket noi duoc voi may in

Cách khắc phục Macbook không kết nối được với máy in

Trước khi bạn muốn thực hiện lại bất cứ trường hợp sửa lỗi nào trên máy in với Macbook thì hãy đảm bảo máy in của bạn đã được cắm nguồn điện, đã được bật nguồn trên máy đồng thời hai thiết bị máy in và Macbook đã được kết nối với nhau và không có đèn báo lỗi hoặc các cảnh báo trên màn hình máy in (nếu máy in có màn hình).

Kiểm tra chi tiết và khắc phục lỗi Macbook không kết nối được với máy in chúng ta cần kiểm tra từng thành phần của máy in như sau.

Kiểm tra mực in

Trong quá trình sử dụng và kết nối máy in. Chúng ta nên kiểm tra mực in thường xuyên, đặc biệt là các dòng máy in phun (dạng inkjet printer), hay là các dòng máy in laser trước khi in ấn sản phẩm, nếu mực in không đầy đủ chúng sẽ cho ra những bản in xấu, nhòe chữ, chổ có mực chổ không, mất tính thẫm mĩ và khiến bạn không hài lòng.

Ngoài ra, nếu chỉ có loại mực đen trắng có thể chiếc máy in phun của bạn sẽ từ chối lệnh in, vì thế các bạn nên đổ đầy mực vào các hộp mực màu khác nhau trước khi thực hiện quá trình in ấn nhé.

Trên máy tính Mac, mọi người có thể mở cửa sổ System Preferences, sau đó click chọn biểu tượng Printers & scanners và chọn tên máy in đang dùng.

Tiếp đến là hãy Click chọn nút Options & Supplies, sau đó click chọn tab Supply Levels và máy tin của bạn sẽ hiển thị lượng mực in hiện có.

Nếu máy in có màn hình tích hợp nó sẽ hiển thị lượng mực in còn lại.

1

Kiểm tra giấy in

Người dùng hãy kiểm tra máy in, đồng thời hãy chắc chắn rằng bạn đã có đầy đủ số lượng giấy in cần thiết, tiếp đó mọi người hãy kiểm tra xem số lượng giấy in mà bạn để trong khay có chính xác hay không, nếu chưa chính xác thì bạn nên sắp xếp lại để khi in máy có thể lấy giấy từ đó dễ dàng và không bị vướng mắc.

Trường hợp khi bị kẹt giấy in, chúng ta nên kiểm tra máy, mở máy in và lấy giấy kẹt đó ra để máy in hoạt động lại như bình thường nhé.

Kiểm tra hàng đợi của máy in (Print Queue)

Trong quá trình thực hiện công việc in ấn sản phẩm, máy in của bạn sẽ hiển thị biểu tượng trên Dock, từ đó các bạn có thể click vào biểu tượng đó để mở hàng đợi của máy in (print queue).

Nếu các bạn không nhìn thấy biểu tượng thì bạn có thể mở cửa sổ System Preferences, click chuột chọn biểu tượng Printers & Scanners, rồi hãy chọn máy in và click chọn mục Open Print Queue.

Ở đây chúng ta có thể nhìn thấy bất kỳ các bản in mà máy in đang làm việc, bên cạnh đó nếu bạn phát hiện các bản in cũ hoặc bản in bị lỗi, thì bạn có thể loại bỏ bản in đó và máy in sẽ chuyển sang bản in khác.

Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể thao tác tạm dừng hoặc tiếp tục in – đảm bảo rằng máy in của bạn không bị tạm dừng. Nếu nhìn thấy nút Resume trên thanh Toolbar, đồng nghĩa với việc máy in của bạn bị tạm dừng và bạn sẽ phải nhấn nút Resume để tiếp tục.

Còn nếu nhìn thấy nút Pause trên thanh toolbar, có nghĩa là máy in của bạn không bị tạm dừng.

kiem tra hang doi may in macbook

Kiểm tra tiến trình in

Nếu bạn đã có thao tác in, sẽ thấy được thanh báo tiến trình hiện ở thanh dock màn hình Macbook. Một số trường hợp không thấy có thể thao tác như sau:

System Preferences → Printers & scanners → Open Print Queue

tien trinh in macbook

Bạn sẽ thấy thông báo “The printer is not connected” nếu máy Macbook chưa kết nối được với máy in. Nếu đã kết nối được sẽ thấy được quá trình in, số trang đã in, số trang chưa in … tiến hành in tiếp tục khi thấy nút “Resume”.

Sử dụng chức năng chẩn đoán

Ngoài những thao tác kể trên ra, chúng ta còn phải thực hiện việc làm sạch đầu máy in hoặc là thực hiện các chức năng chuẩn đoán khác để khắc phục lỗi chất lượng in kém.

Với lựa chọn này chúng có thể nằm trong cửa sổ Printers & Scanners. Mọi người hãy tìm đến hộp thoại System Preferences, sau đó mở cửa sổ Printers & Scanners, chọn máy in và chọn Options & Supplies. Tìm xung quanh để tìm các tùy chọn mà bạn cần, chẳng hạn như nút Utility để mở tiện ích chẩn đoán máy in. Chức năng này phụ thuộc vào từng máy in.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, các bạn có thể sẽ phải sử dụng các nút trên máy in để làm sạch đầu máy in hoặc thực hiện chẩn đoán khác.

chan doan may in macbook

Xóa và thêm lại máy in

Bạn muốn chiếc máy in hoạt động tốt trở lại, thì bạn có thể áp dụng giải pháp gỡ bỏ máy in ra khỏi hệ thống, sau đó thêm lại. Điều này có thể là cần thiết nếu “Network Printer” hoặc thứ gì đó đã được thay đổi cùng cấu hình mạng.

Ở đây, có thể sẽ có một vài bạn không hiểu “Network printer” là gì? Mình sẽ giải đáp luôn cho bạn hiểu, Network Printer được hiểu là khi bạn in một tài liệu mà máy in được kết nối trực tiếp với một máy khác thông qua mạng LAN.

Hệ điều hành Mac OS X cũng sẽ phát hiện ra máy in và cài đặt driver thích hợp khi bạn thêm máy in vào hệ thống, vì vậy đây cũng là cách để Mac cố gắng phát hiện ra máy in và cài đặt lại driver thích hợp. Thao tác này sẽ tạo lại hàng đợi in của máy in, vì vậy đó cũng là giải pháp để khắc phục hàng đợi in bị lỗi.

Để làm được điều này, bạn mở hộp thoại System Preferences, sau đó click chọn System Preferences. Click chọn máy in hiện tại và click chọn biểu tượng “-“ ở cuối danh sách để loại bỏ máy in. Sau đó click chọn nút “+” và sử dụng hộp thoại Add Printer để tìm và thêm máy in một lần nữa.

xoa va them lai may in macbook

Cập nhật driver máy in macbook

Các bạn hãy chắc chắn rằng bạn đã cài đặt phiên bản driver máy in mới nhất. Không giống như trên hệ điều hành Windows, đối với các dòng máy chạy hệ điều hành Mac OS X, chúng sẽ tự động cài đặt các driver chính xác cho máy in bạn thêm máy in vào hệ thống. Cập nhật driver thông qua quá trình cập nhật phần mềm bình thường.

Để chắc chắn bạn đã cài đặt phiên bản driver máy in mới nhất, click chọn menu Apple trên thanh menu bar ở đầu màn hình, chọn App Store. Click chọn thẻ tab Updates và đảm bảo rằng bạn đã cài đặt các phần mềm mới nhất, đặc biệt là hệ điều hành hoặc phần mềm hỗ trợ máy in.

cai dat macbook

Nếu đó là máy in hỗ trợ tính năng AirPrint và bạn đang in qua AirPrint của Apple, khi đó bạn có thể phải cập nhật firmware bằng bản cập nhật firmware do nhà sản xuất cung cấp để khắc phục sự cố.

Nguyên nhân gây ra lỗi máy in không nhận lệnh in rất có thể do thiếu driver máy in trên máy tính, lúc này bạn cần tìm và cài đặt driver máy in cho máy tính của mình để khắc phục lỗi máy in không nhận lệnh in nhé

Kiểm tra các kết nối Macbook và máy in thủ công

Kiểm tra kết nối Wifi của Macbook và máy in thông qua ứng dụng Airprint phát hiện được khi có lỗi báo trên màn hình của máy in (nếu máy in có màn hình)

Để chắc chắn hơn, bạn có thể khởi động lại cả 2 thiết bị là bộ định tuyến (router) và máy in, đảm bảo kết nối không có lỗi kết nối nào xảy ra. Chỉ cần giữ nút nguồn 2 của router và máy in vài giây để tắt, và bấm 1 lần để khởi động lại.

Reset lại hệ thống máy in

Nếu đã áp dụng tất cả 6 giải pháp mình đã kể trên mà máy in vẫn không hoạt động, thì các bạn có thể thử giải pháp reset lại toàn bộ hệ thống in.

Với thao tác này sẽ xóa danh sách các máy in đã cài đặt, hàng đợi in của máy in (bao gồm các bản in trước đó) và xóa bất kỳ các thiết lập trước hoặc các thiết lập khác mà bạn đã định cấu hình cho máy in.

Đây là sự lựa chọn cuối cùng bởi nếu áp dụng giải pháp này, tất cả mọi thứ sẽ bị xóa sạch và trở về trạng thái ban đầu.

Để reset lại hệ thống in, tất cả các việc bạn cần làm là mở System Preferences, sau đó tìm và click chọn biểu tượng Printers & scanners. Nhấn và giữ phím Control và click chọn danh sách các máy in. Lúc này bạn sẽ nhìn thấy tùy chọn Reset printing system, click vào tùy chọn đó để reset lại hệ thống in. Sau khi reset xong, bạn sẽ phải thêm máy in của mình tại cửa sổ này.

reset lai he thong may in macbook

Trường hợp máy in của bạn có màn hình trạng thái với bảng điều khiển vật lý trên đó, bạn có thể sử dụng bảng điều khiển để xem thông báo lỗi chi tiết hơn hoặc chỉ cần click chọn “OK” để đồng ý các thông báo và in lại lần nữa, màn hình này cũng có thể cung cấp tùy chọn truy cập thông tin về mực in và các chức năng như làm sạch đầu máy in.

Trường hợp khác, nếu bạn nhìn thấy thông báo lỗi cụ thể hơn trên máy in của mình, các bạn có thể lên mạng tìm kiếm cách để khắc phục các lỗi cụ thể đó. Điều này sẽ giúp bạn tìm được đúng giải pháp để khắc phục lỗi.

Khôi phục phiên bản MacOS ổn định

Chạy các phần mềm beta có thể gây ra các lỗi khác nhau, trong đó có cả các kết nối với các thiết bị ngoại vi, bao gồm các thiết bị không dây và có dây. Nếu bạn đang chạy phiên bản macOS beta và Mac không kết nối với máy in, thử khôi phục Mac về phiên bản macOS ổn định trước đó. Để làm được điều này:

Bước 1: Sao lưu các file quan trọng hoặc các file mà bạn muốn giữ lại.

Bước 2: Khởi động lại macOS ở chế độ Recovery (khôi phục).

Bước 3: Chọn Restore From Time Machine Backup và chọn một bản sao lưu trên ổ cứng kết nối. Nếu các file được sao chép vào ổ đĩa chung, bạn chọn Reinstall macOS.

Bước 4: Thực hiện theo các hướng dẫn để hoàn tất quá trình sửa lỗi Mac không kết nối với máy in bằng cách khôi phục macOS.

khoi phuc mos macbook

Để biết thêm thông tin về cách khôi phục Mac của mình, bạn truy cập trang chủ Apple để tìm kiếm thông tin.

Trên đây là cách khắc phục lỗi Macbook không kết nối được với máy in mà chúng tôi vừa hướng dẫn bạn. Nếu có vấn đề gì thắc mắc, vui lòng để lại ý kiến của bạn trong phần bình luận bên dưới bài viết.

Bài viết trên đây mình đã tổng hợp cách sửa lỗi máy in trên Macbook và chia sẻ tới mọi người để bạn có thể nắm được các cách ứng phó kịp thời xử lý khi không thể sử dụng máy in trên thiết bị của mình. Mình hy vọng bài viết này sẽ mang đến nhiều kiến thức hữu ích và sớm khắc phục tại chổ những lỗi này. Chúc các bạn sớm thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *